Bộ trưởng Đinh La Thăng: Dùng chính hạ tầng để phát triển hạ tầng, tạo đột phá
12/9/2014 1:28:03 PM
Làm việc với các tập đoàn quốc tế tại Ấn Độ, Tây Ban Nha đang tìm kiếm cơ hội đầu tư dự án hạ tầng giao thông tại Việt Nam, Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định Việt Nam sẽ dùng chính hạ tầng để phát triển hạ tầng với nhiều cơ chế, chính sách mới tạo đột phá.

 

Làm việc với các tập đoàn quốc tế tại Ấn Độ, Tây Ban Nha đang tìm kiếm cơ hội đầu tư dự án hạ tầng giao thông tại Việt Nam, Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định Việt Nam sẽ dùng chính hạ tầng để phát triển hạ tầng với nhiều cơ chế, chính sách mới tạo đột phá.
Bộ trường Đinh La Thăng làm việc với các tập đoàn đầu tư nước ngoài
Bộ trưởng Đinh La Thăng làm việc với các tập đoàn đầu tư nước ngoài

Bán dự án BOT: Thước đo hiệu quả công trình

Sáng 8/12, tại Tây Ban Nha, trước sự quan tâm của tập đoàn IL&FS, Elsamex tới chính sách thu hút vốn nước ngoài đầu tư hạ tầng giao thông tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng khẳng định Việt Nam đang cần huy động một nguồn lực lớn để phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, tạo đột phá đưa đất nước trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Để thực hiện mục tiêu này, cần một nguồn lực rất lớn bao gồm cả vốn đầu tư, công nghệ quản lý, khai thác bảo dưỡng…

Chính phủ, Bộ GTVT hoan nghênh các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư xây dựng, thu xếp tài chính, chuyển nhượng quyền khai thác… các dự án hạ tầng giao thông tại Việt Nam, Bộ trưởng khẳng định. Ông nói, chúng tôi sẽ dùng chính hạ tầng để phát triển hạ tầng. Chúng tôi kỳ vọng đây chính chính sách đột phá để thực hiện mục tiêu của đất nước trong điều kiện nguồn vốn ngân sách dành cho phát triển hạ tầng ngày càng thu hẹp.

Trao đổi với lãnh đạo tập đoàn IL&FS – tập đoàn tài chính, đầu tư hạ tầng hàng đầu của Ấn Độ đang chuẩn bị mua lại 1 phần hợp đồng BOT dự án cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết dự án này thành công sẽ tạo ra một mô hình mới về chuyển nhượng quyền khai thác hạ tầng tại Việt Nam. Ông nói: "Chúng tôi luôn hoan nghênh và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư quốc tế thực hiện các dự án như IL&FS đang triển khai".

Nói về phương thức huy động vốn mới mẻ này, ông Đào Văn Chiến, Chủ tịch HĐQT VIDIFI cho biết lần đầu tiên, đối tác nước ngoài mua lại một phần dự án BOT giao thông ở Việt Nam. Điều này cho thấy chất lượng dự án VIDIFI đang triển khai. IL&FS đã nghiên cứu rất kỹ chất lượng công trình, hiệu quả dài hạn của dự án trước khi đặt vấn đề mua lại một phần dự án. Ký hợp đồng với IL&FS, VIDIFI sẽ thu hồi một phần vốn để đầu tư dự án khác đồng thời tận dụng được kinh nghiệm quản lý, khai thác, bảo dưỡng đường của đối tác để tăng hiệu quả toàn dự án. 

Đoàn Bộ GTVT trao đổi kinh nghiệm
Đoàn Bộ GTVT trao đổi kinh nghiệm về triển khai các dự án PPP, bảo dưỡng khai thác đường bộ tại Tây Ban Nha

Các dự án cao tốc nhiều khả năng hút vốn tư nhân 

Cùng đánh giá cao khả năng có thể bán một phần hoặc cả dự án giao thông cho các nhà đầu tư ngay trong năm tới, ông Mai Tuấn Anh, Tổng giám đốc Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc VN cho biết TCT đang xúc tiến kêu gọi đầu tư, nhượng quyền khai thác 5 dự án đường cao tốc đang triển khai và khai thác là Cầu Giẽ - Ninh Bình, Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, Đà Nẵng – Quảng Ngãi, Nội Bài – Lào Cai, Bến Lức – Long Thành.

Theo Tổng giám đốc Mai Tuấn Anh, bán được dự án, VEC sẽ chủ động đầu tư dự án mới, chắc chắn sẽ rút ngắn rất nhiều thời gian so với hiện nay khi không phải chờ đợi làm thủ tục vay vốn và nhiều trình tự buộc phải tuân thủ khi vay vốn ODA. Điều này sẽ mang lại hiệu quả lớn hơn cho các dự án và chính là yếu tố tạo đột phá phát triển hạ tầng giao thông hiện nay.

Trong các buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ GTVT do Bộ trưởng Đinh La Thăng dẫn đầu, lãnh đạo các nhà đầu tư, tập đoàn quốc tế đều khẳng định mong muốn có cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam.

Ông José Luis González Romaro, Giám đốc đối ngoại của Elsamex – công ty chuyên về bảo dưỡng các dự án hạ tầng tại Tây Ban Nha cho biết muốn cùng các đối tác Việt Nam thành lập các công ty bảo dưỡng, khai thác đường bộ tại Việt Nam. Đại diện Elsamex cũng đã trao đổi cùng đoàn Việt Nam kinh nghiệm bảo dưỡng 36 nghìn km đường với 51 hợp đồng tại Tây Ban Nha cũng như Bồ Đào Nha, Châu Phi, Mexico, Argentina. Elsamex cũng chia sẻ với phía Việt Nam kinh nghiệm khi thực hiện các dự án chuyển nhượng quyền khai thác với Chính phủ các nước.

Trong khi đó, Tổng giám đốc điều hành về hạ tầng của IL&FS Karunakaran Ramchand khẳng định, Tập đoàn không chỉ dừng lại ở hợp đồng mua lại một phần dự án BOT Hà Nội – Hải Phòng và sẽ tìm hiểu cơ hội mua lại quyền khai thác các dự án hạ tầng khác tại Việt Nam. Một chuyên gia tài chính của IL&FS cho biết, thời gian vừa qua, một số dự án tập đoàn này mua lại quyền khai thác từ Chính phủ Ấn Độ đã thu hồi vốn nhanh hơn dự tính. 

TIN BÀI KHÁC:

Khởi công xây dựng cầu Quang Trung đơn nguyên 2 TPHCM: Thông xe nhánh cầu Nguyễn Tri Phương kết nối đường Võ Văn KiệtThành phố Hồ Chí MInh: Khởi công cầu Long ĐạiHình ảnh thi công gấp rút tại dự án cầu Sống Hốt - Bình Hương Hợp long đầu tiên cầu sông Hốt - Quang Ninh
Huân chương - Giải thưởng

Dự án tiêu biểu