Hôm nay, trong không khí cả nước kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 – 19.5.2010). Đảng bộ, chính quyền và nhân dân hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai long trọng tổ chức lễ khánh thành cầu Thủ Biên, chiếc cầu vinh dự được mang tên tỉnh Thủ Biên năm xưa trong kháng chiến ( bao gồm thành phố Biên Hòa- Đồng Nai và Thủ Dầu Một – Bình Dương ngày nay). Nối đôi bờ dònh sông Đồng Nai giữa hai huyện Tân Uyên – Bình Dương và Vĩnh Cữu – Đồng Nai. Để tạo điều kiện phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng của vùng chiến khu D năm xưa. Phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân hai bên bờ sông Đồng Nai, thuộc địa bàn xã Tân An, huyện Vĩnh cữu – Đồng Nai và Xã Thường Tân , huyện Tân Uyên – Bình Dương. Tạo điều kiện hình thành tuyến vành đai 4 theo quy hoạch giao thông vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã được Chính phủ phê duyệt.
Cầu Thủ Biên, một công trình có ý nghĩa chính trị, kinh tế , văn hóa và xã hội rất to lớn cho của nhân dân hai tỉnh Bình Dương và đồng nai. Bởi cầu được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách do hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai đóng góp . Sở Giao thông Vận tải Bình Dương được giao làm chủ đầu tư phần cầu chính và phần đường vào cầu phía Bình Dương. Sở Giao thông Vận tải Đồng Nai được giao làm chủ đầu tư phần đường vào cầu phía tỉnh Đồng Nai. Trải qua 36 tháng thi công, đến hôm nay chiếc cầu bê tông sừng sững, vươn dài, vắt qua dòng sông Đồng Nai trước niềm vui của hàng ngàn người dân sống dọc hai bờ sông Đồng Nai của hai huyện Tân Uyên và Vĩnh Cưu. Cầu Thủ Biên được thiết kế theo quy mô vĩnh cửu, tải trọng H30- XB80, với tổng chiều dài cầu 511 mét, gồm 9 nhịp, 3 nhịp giữa sông dài 270 mét. Trong đó có một nhịp giữa sông dài 120 mét, được thiết kế, thi công theo công nghệ đứa hẫng cân bằng . Cầu có khổ rộng 17 mét gồm 4 làn xe và hai lề bộ hành cho người đi bộ. Phần đường vào cầu ở hai bờ đều được thiết kế giao cắt khác mức với DT 746 ( Bình Dương ) và D9T 768 ( Đồng Nai). Tổng kinh phí đầu tư 163 tỷ đồng trong đó phần cầu chính có gia trị xây lắp 124,20 tỷ đồng.
Phát biểu tại buổi lễ khánh thành cầu Thủ Biên, ông Lê Ngọc Hoa, phó Tổng giám đốc Tổng Công ty XDCTGT 4 xúc động nói: “Đây là một công trình có ý nghĩa chính trị, kinh tế , xã hội vô cùng to lớn cho hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai. Chúng tôi, những người thợ cầu trên quê hương Bác Hồ, rất vinh dự được trực tiếp xây nên chiếc cầu này. Để đáp ứng được thỏa lòng tin cậy của địa phương hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai. Ngay từ ngày khởi công ( 3.2007 ), chúng tôi đã huy động về đây những kỹ sư, thợ cầu thiện chiến của hai Công ty chuyên về thi cầu của Tổng Công ty XDCTGT 4 là Cty CP ĐTXD 492 và 419. Sau 36 tháng gian nan vất vã vật lộn với cái nóng, cái nắng nơi vùng Chiến khu D năm xưa . Giờ đây chúng tôi đã đem lại được niềm mơ ước lâu đời cho bà con người dân nơi đây.Từ đây hai bến đò Thượng Tân và Hiếu Liêm, ngày ngày đưa khách sang sông, giờ đang cắm sào đứng đợi nhìn theo nhịp sóng vỗ dưới chân cầu và sẽ được ghi vào lịch sử ”. Nổi vui mừng ấy được dâng trào trên khuôn mặt còn rất trẻ của giám đốc Công ty CP D9TXD 492 Nguyễn Anh Hưng ( 1974). Anh nói : Mặc dù trong quá trình thi công đơn vị gặp rất nhiều khó khăn nhất là vào đúng thời điển xã hội biến động giá ở mức cực Max, làm tăng giá trị xây lắp công trình hơn giá đấu thầu 115 tỷ đồng. Nhưng với niềm tự hào là những người con quê Bác, chúng tôi đã được chính quyền hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai tin tưởng giao cho trọng trách xây nên những chiếc cầu ở nơi vùng Chiến Khu D năm xưa. Bằng cả tấm lòng và sức trẻ, đội ngũ thợ cầu chúng tôi gồm hơn 60 kỷ sư và công nhân của hai Công ty 492 và 419 , trong đó tiêu biểu có kỹ sư Nam, tổ trưởng Đông ngày đêm miệt mài, lặn hụp với dòng sông Đồng Nai nặng trĩu phù sa để sớm xây xong chiếc cầu này.
Kỷ sư Phạm Văn Nam ( 1970) quê xã Hưng Phúc, huyện Hưng Nguyên Nghệ An nói: Ra trường từ năm 1989, tôi đã từng tham gia thi công rất nhiều công trình trọng điểm như cầu Trần Phú, cầu Dứa Nha Trang, Dự án Sài Gòn Mỹ Thuận , cầu La hai Phú Yên. Nhưng chưa có nơi nào địa chất khó khăn như cầu Thủ Biên. Tại trụ T4, chúng tôi gặp tầng địa chất là một giải đá ngần nằm nghiên 45 độ. Cực kỳ khó khăn, mất 7 tháng ( 1/5 thời gian làm công trình) mới xong được trụ T4. Giờ thật phấn khởi bởi sản phẩm làm nên do công sức, mồ hôi của mình nay được mọi người dân đón nhận trong niềm sung sướng tột cùng.
Tổ trưởng Nguyễn Văn Công ( 1969) quê ở huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh nói: Đã từng đi làm cầu nhiều nơi trên khắp miền của Tổ Quốc. Nhưng vinh dự nhất cho tôi và các đồng nghiệp của tôi được làm nên chiếc cầu ngay chíng vùng đất chiến Khu D lịch sữ năm xưa. Thật sung sướng khi nhình thấy các mẹ, các em được bước qua cầu, chúng tôi hết mệt.
Được sự chỉ đạo của chính quyền các cấp thuộc hai địa phương hai tỉnh Bình dương và Đồng Nai tiến độ giải phóng mặt bằng dù khó khăn nhưng cũng đạt đúng tiến độ để giúp chúng tôi sớm về đích như quy định. Ong Nguyễn Huy Hoàng, một cựu chiến binh năm xưa, nay đã 75 tuổi, sau giây lát bồi hồi, xúc động đứng lặng im giữa cầu.Ong nói: “Đây là nguyện vọng lâu đời của bao con người sống dọc hai bờ sông Đồng Nai này. Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cũng như sau ngày thống nhất đất nước đến nay, giao thông đi lại của bà con nơi đây rất cách trở. Từ hôm nay vùng quê nơi đây chắc chắn sẽ thay da đổi thịt, đời sống kinh tế văn hóa, xã hội sẽ phát triển vượt bậc”.
Rồi đây giao lưu giữa Đồng Nai và Bình Dương với các tỉnh lân cận và vùng Tây Nguyên sẽ thuận lợi hơn nhiều, rút ngắn hàng trăm km đường bộ so với trước đây. Tạo tiền đề tương lai cho việc xây dựng tuyến vành đai 4 theo quy hoạch giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sớm trở thành hiện thực. Mỡ ra cả một vùng kinh tế hàng hóa cho cả 2 2 tỉnh Đồng Nai và Bình Dương sớm phát triển, góp phần vào sự tăng trưởng chung của cả vùng. Nhân dân phấn khởi, niềm tin đối với đảng với Bác Hồ càng được vun đắp thêm.
|